[Quote] Con chim trốn tuyết – Paul Gallico


Fritha ở lại một mình trong hải đăng nhỏ bé trên vùng đồng lầy rộng lớn, săn sóc những con chịm bị xén lông cánh còn ở lại. Cô chờ đợi mà chẳng biết mình chờ đợi gì. Những ngày đầu tiên cô hay lên bờ biển ngóng chờ, dù cô đã biết là uổng công vô ích. Sau đó cô thơ thẩn đi khắp các căn buồng để đồ trong hải đăng, nơi chất đầy những bức hoạ trên đó Rhayader đã mô tả lại tất cả những cảnh trí cùng những tác động của ánh sáng trên vùng đất hoang vu và vẻ đẹp huy hoàng của các loài dị điểu sống nơi đó.

Trong số tranh ấy cô gái tìm thấy bức chân dung Rhayader vẽ mình theo ký ức, đã nhiều năm về trước, hồi cô còn là một cô bé nhỏ xíu, nhút nhát, đầu tóc rối bù đứng bên ngưỡng cửa, ghì chặt trong lòng con chim trốn tuyết bị thương.

Bức họa và những gì cô gái nhận thức được đã khiến cô xúc động như chưa từng xúc động, vì Rhayader đã gửi gắm rất nhiều tâm hồn chàng vào đấy. Lạ thay, đó là lần duy nhất chàng vẽ con chim trốn tuyết, con vật lạc loài, bị bão táp xô giạt đến từ miền đất lạ, con vật đã mang tình bạn đến cho cả hai người, và chính con vật ấy, cuối cùng đã trở lại báo cho cô biết là cô sẽ không bao giờ còn gặp lại chàng nữa.

Khá lâu trước khi con chim trốn tuyết từ vùng trời phía đông ửng hồng sà xuống lượn vòng quanh hải đăng như ngỏ lời chào vĩnh biệt, Fritha nhờ sự linh cảm mẫn tiệp sẵn có trong cô đã biết trước là Rhayader sẽ không bao giờ về nữa.
Continue reading

[One-shot] The Child’s Story – Charles Dicken


Once upon a time, a good many years ago, there was a traveller, and he set out upon a journey. It was a magic journey, and was to seem very long when he began it, and very short when he got half way through.

He travelled along a rather dark path for some little time, without meeting anything, until at last he came to a beautiful child. So he said to the child, “What do you do here?” And the child said, “I am always at play. Come and play with me!”

So, he played with that child, the whole day long, and they were very merry. The sky was so blue, the sun was so bright, the water was so sparkling, the leaves were so green, the flowers were so lovely, and they heard such singing-birds and saw so many butteries, that everything was beautiful. This was in fine weather. When it rained, they loved to watch the falling drops, and to smell the fresh scents. When it blew, it was delightful to listen to the wind, and fancy what it said, as it came rushing from its home– where was that, they wondered!–whistling and howling, driving the clouds before it, bending the trees, rumbling in the chimneys, shaking the house, and making the sea roar in fury. But, when it snowed, that was best of all; for, they liked nothing so well as to look up at the white flakes falling fast and thick, like down from the breasts of millions of white birds; and to see how smooth and deep the drift was; and to listen to the hush upon the paths and roads.
Continue reading

[Quote] Cuốn sổ màu xanh – Hélène Montardre


Ngược lại, có một điều mà chị chắc chắn, đó là nỗi đau đớn phảng phất ở khắp nơi, đặc biệt trong những thói quen của em suốt năm đó, nói về bản thân, về cuộc đời em, về cuộc sống của chúng ta, cứ như chẳng có gì thay đổi cả. Chị chắc chắn như thế, vì nỗi đau đó cũng giống nỗi đau của chị, ngoại trừ việc bản thân chị, chị không có được sự mạnh mẽ của em.

Rất nhiều thời gian đã trôi qua, nhưng chị biết chúng ta chẳng quên gì hết. Cả hai chúng ta đều có chung một cảnh ngộ, bố vẫn tiếp tục sống như thế, Virgine bé bỏng của chị sắp tròn ba tuổi rồi và chị biết là em rất yêu bé.

Thế nhưng khoảng trống ngăn cách giữa hai chúng ta vẫn còn đó, chúng ta mới chỉ học cách sống chung với nó thôi.

Em trai của chị, nếu Laura có thực, chị hy vọng rằng một ngày nào đó cô ấy sẽ lại gặp em trên con đường em đi, hoặc một cô gái giống cô ấy sẽ biết mở lối vào trái tim em.

Chị Lucie

-Thư của Lucie gửi Jérémie-

Continue reading

[Quote] Tuổi hai mươi yêu dấu – Nguyễn Huy Thiệp


“Tôi không thể giải thích gì về tội lỗi của tôi. Bố tôi mắng té tát và tôi lẳng lặng cam chịu. Tôi cởi quần áo ngoài mắc lên mắc áo. Lần này sự tận tụy của mẹ tôi đã làm hại tôi. Thường thường, hễ tôi thay quần áo ra là mẹ tôi lập tức lấy đi giặt. Lần này cũng vậy, mặc dầu rất giận tôi nhưng do thói quen mẹ tôi cũng vẫn cứ lấy ngay bộ quần áo tôi vừa mới mắc vào mắc áo cho vào chậu giặt. Điều tai hại và khủng khiếp là sờ vào túi quần tôi, mẹ tôi phát hiện ra bao thuốc lá Vinataba mà tôi và thằng Thanh nhạn đang hút dở, ngoài ra trong đó lại còn có một cái xơranh (bơm kim tiêm) bẩn thỉu. Tôi không hiểu tại sao lại có cái xơranh này trong túi. Thằng Thanh nhạn hay một thằng chó đẻ nào đã hại tôi, nó đã lừa lúc tôi sơ ý để đút vào túi quần tôi.
Continue reading

[Long fic] Phi hoa – Dernier étude


Étude 23

.

.

Yun Bok và Jeong Hyang được thoải mái hơn trong thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba nên cả hai đều cảm thấy tự do, vui vẻ. Tuy rằng vẫn còn một người cận vệ nữa bảo vệ cho hai nàng luôn theo sát nhưng ít ra họ không cần phải quá giữ kẽ như lúc có Danwon Kim Hong Do và Hokusai ở bên.

Cuối tháng Ba, tiết trời đã ấm dần lên. Ở một vài nơi, người ta đã thấy hoa anh đào nở. Yun Bok vừa mới nhận được bức thư mới cùng một ống tre đựng họa đồ. Thư là của Danwon. Thì ra trong nước lại có biến, sức khỏe Hoàng thượng sa sút trong khi phe Lão luận tìm mọi cách nắm giữ quyền lực. Họ phải nhanh chóng thu xếp trở về càng nhanh càng tốt, nếu ở lại sẽ rất nguy hiểm. Dù sao họ cũng đã ở trên đất Nhật hơn năm tháng, chuyện trở về chỉ là sớm hay muộn thôi. Yun Bok nhìn sang ống đựng họa đồ Hokusai gửi. Từ lúc đến Tsuchima, hắn gửi tranh cho nàng đều đặn. Hầu như những bức dở dang đều được hoàn thành. Phong cách phối màu của Danwon ảnh hưởng rất rõ qua những bức tranh của Hokusai. Hyewon Shin Yun Bok cũng đã hoàn thành thêm một vài bức họa nữa vẽ các nghệ sĩ Kabuki giả trang nữ giới. Vậy là nghệ danh Tosashu Sharaku đã được ký dưới nhiều bức tranh, cũng là tập hợp của ba danh họa: Danwon, Hyewon và Hokusai. Yun Bok đã thử gửi những bức họa đồ cho Phổ Đại thông qua Natsuko, nhưng xem ra Phổ Đại không thích phong cách tỉ mỉ này. Ngài đã cho gửi trả những bức tranh, và vẫn tiếp tục động viên các họa công trong phong cách sáng tác. Lần này tranh Hokusai gửi cho nàng là bức vẽ nghệ sĩ Otani Oniji trong vai chàng hầu Yakko. Bức vẽ miêu tả rất kỹ ánh mắt, khóe miệng và những ngón tay đang xòe ra. Chẳng hiểu sao,Yun Bok không thích bức họa này chút nào. Khuôn mặt ấy như đang dọa người vậy!


Otani Onjini II trong vai người hầu Yakko – Toshusai Sharaku
Continue reading

[Long fic] Phi hoa – Étude 22


Étude 22

.

.

Cuối tháng Giêng năm Ất Mão (1795), Danwon Kim Hong Do, Katsushika Hokusai cùng người tùy tùng đã dừng chân tại một làng chài ở Tsushima.

Trải qua hơn một ngày trời sau khi xuống xe ngựa kéo, Hong Do và Hokusai mới đến được làng chài này. Áo tơi họ khoác bên ngoài ướt đẫm tuyết còn hai họa công thì lạnh cóng. Cả hai đều mừng vì đến nơi trước trời tối. Thời Mạc phủ tuy bề ngoài có vẻ yên bình nhưng vẫn còn rất nhiều giặc cướp. Dù cho có người tháp tùng thì gặp ít rắc rối vẫn hơn. Ngồi trước ánh lửa bập bùng của ấm lô, Danwon dần hồi lại cảm giác trên mấy đầu ngón tay. Trước khi đến đây, ngài đã hỏi kỹ Hokusai về gia thế cùng cảnh ngộ của họa công người Nhật. Bấy lâu Hokusai đành để gia quyến ở lại Tsushima còn mình thì lên kinh đô Edo kiếm sống. Lấy cớ giục Hokusai về thăm nhà, Hong Do tranh thủ theo hắn thị sát đường biển. Nghe nói gần làng chài này, lãnh chúa Togukawa đã cho xây dựng một xưởng đóng tàu. Từ lâu, Nhật Bản đã có mối liên hệ thương nghiệp với Tây phương trong khi Joseon vẫn bế quan tỏa cảng với họ. Xem ra tin tức mà Hoàng đế Jeongjo có được là rất đáng quan ngại.
Continue reading

[Long fic] Phi hoa – Étude 21


É tude 21

.

.

Trời mỗi lúc một lạnh hơn nhưng không thể ngăn Yang Ki ngừng vẽ. Bình thường mỗi khi mùa đông về thế này, người ta hay ủ tay vào những chiếc bao ấm áp hoặc chỉ thích ngồi bên ấm lô cho bớt lạnh. Cậu cố gắng tập trung vào việc mài mực để quên đi giá rét xung quanh. Bấy lâu nay, Yang Ki thử chuyển sang phong cách Tề tất họa trong vẽ phong cảnh. Họa viên Lee In Moon tỏ ra rất hài lòng với những tiến bộ mà chất nam của mình thể hiện.

Bấy lâu nay trời rét nên Yang Ki cũng ít khi lên Gwanak-san nhưng cậu vẫn ghé qua nhà Go phu trưởng chơi. Ngoài lý do đàm đạo về hội họa với Go bá bá, ít ra cậu còn có thể gặp được Go Dae Hee. Càng ngày tiếng đàn Gayageum của cô càng hay hơn. Yang Ki nhận thấy tiếng đàn ấy trong trẻo như tiếng suối mùa xuân. Cậu rất mong có dịp được vẽ Dae Hee chơi đàn thế nhưng cô thẹn thùng từ chối. Họ gặp nhau nhiều nhưng nói chuyện không nhiều, thế mà trong lòng Yang Ki lại cảm thấy rõ ràng họ thân mật với nhau hơn trước.
Continue reading

[Long fic] Phi hoa – Étude 20


Étude 20

.

.

Từng hạt mưa bụi bay trong không gian báo hiệu một mùa thu đã đến với Edo…

Trong xưởng mộc, ba họa công cùng làm việc không biết mệt mỏi. Từng thớ gỗ anh đào dần hiện lên đường nét của những bức tranh phức tạp. Mùi lá thông ẩm bốc lên theo những cơn mưa khiến họ đôi khi có phần khó chịu nhưng tay họ vẫn miệt mài đục, khắc. Những phoi bào hiện lên cong cong dưới tay người nghệ sĩ như những con sóng. Hokusai khẽ gạt mồ hôi, hắn quay sang thấy Yun Bok đang chăm chú tỉ mẩn tỉa từng chi tiết. Bức tranh kia chắc sẽ xong trong nay mai thôi. Mấy ngày vừa rồi họ đi xem kịch Kabuki nên Yun Bok nảy ra ý tưởng khắc họa chân dung nhân vật của những diễn viên kịch. Thời gian Hokusai ở lại gia phủ đã khiến cả ba họa công cùng nghĩ ra một nghệ danh chung. Thế là cái tên Toshasu Sharaku ra đời. Jeong Hyang ban đầu thắc mắc tại sao lại là Sharaku, và khi Yun Bok giải thích rằng, cái tên ấy có nguồn gốc từ Sharakusai tức là “vô nghĩa” thì cả ba người đều bật cười. Nghệ danh vừa là phương thức có thể giấu kín thân phận, vừa là cách để hoạt động nghệ thuật. Hokusai không coi trọng danh tiếng cho lắm, hắn lại khá hài hước nên đã coi đây đúng là trò vui có một không hai. Thông thường Danwon sẽ không mấy hài lòng, nhưng khi thấy Yun Bok tán thưởng cái tên ấy, chàng đành chiều theo ý giai nhân.
Continue reading

[Long fic] Phi hoa – Étude 19


Étude 19

.

.

Lênh đênh trên biển ròng rã hơn một tháng trời, cuối cùng họ cũng đặt chân đến Edo.

Khác với tâm trạng hồi hộp khi cận kề nhiệm vụ mới của Kim Hong Do và Shin Yun Bok, Jeong Hyang cảm thấy một niềm vui nho nhỏ len lỏi trong trái tim nhỏ bé. Cuối cùng nàng không còn phải chịu đựng những ngày buồn bã trên biển nữa. Nàng nhớ ngôi nhà xinh thân yêu trên triền núi Gwanak-san, nhớ những người đã luôn bên nàng qua biết bao khó khăn hoạn nạn. Lúc biết tin nàng xuất dương, tỷ nương, Manuyn và Go Mi Hwa đều qua thăm hỏi, tặng quà cho nàng. Go huynh vỗ vai Yun dặn dò phải chăm sóc nàng thật cẩn thận trong khi con bé Dae Hee quyến luyến sư mẫu không muốn rời. Dù biết rằng ra đi sẽ có ngày trở về nhưng Jeong Hyang vẫn cảm thấy không thật sự yên tâm. Những ngày qua đối với nàng thật quá buồn tẻ. Xung quanh nàng, biển xanh xanh, trời xanh xanh…Ngày ngày, hai người Kim Shin tranh thủ làm chung những bức vẽ khắc gỗ trên giấy washi để luyện tập còn nàng chỉ quanh quẩn với vai trò y sư, lấy tiếng đàn cầm làm vui. May mắn thay, không có ai ốm đau cả. Yun Bok lấy làm thích thú với nghệ thuật khắc gỗ của Nhật Bản nên nắm kỹ thuật hết sức nhanh chóng. Hong Do cũng hài lòng trước sự tiến bộ của học trò. Chàng đôi khi ái ngại nhìn Jeong Hyang mỗi khi nhận thấy vẻ buồn chán của nàng. Kim cũng dần nhận ra, trái tim chàng đã rộng hơn một chút, không còn vết dấu của những ác cảm năm nào như hồi ở Hangyang nữa. Mấy tháng cứ thế trôi đi trên biển cho đến ngày họ đến được Nhật Bản.
Continue reading